Đang xử lý.....

Thông tin về Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam 

Tương phản: Tăng tương phản (Tăng tương phản+) Giảm tương phản (Giảm tương phản-)
Thứ Tư, 26/09/2012, 00:00 (GMT+7) 2643

Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

(08:52, 25/09/2012)

Ngày 24/9/2012, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Về dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Ngọc Trung - Phó trưởng Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Dương Kim Minh - Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai, đồng chí Lê Thanh Hà – Phó Viện trưởng Viện CN và Công đoàn, GS.TS Phan Công Nghĩa và GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các đồng chí đại diện lãnh đạo Công đoàn: Viên chức Việt Nam, ngành Y tế, Ngân hàng Nhà nước, ngành Công nghiệp Tàu thủy, Ban Công đoàn Quốc phòng, lãnh đạo CĐGD Việt Nam qua các thời kỳ cùng toàn thể các đồng chí cán bộ, chuyên viên CĐGD Việt Nam, phóng viên Báo Lao động, Báo GD&TĐ và 52 đại biểu đại diện cho lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh, LĐLĐ huyện, phòng GD&ĐT, CĐGD tỉnh, CĐGD huyện.

Kỷ yếu phục vụ Hội thảo là 17 báo cáo tham luận của đại biểu gửi về Ban Tổ chức, ngoài ra có 11 ý kiến phát biểu tại hội trường đều thống nhất quan điểm tổ chức Công đoàn Giáo dục quận, huyện, thị xã không thể thiếu trong tổ chức Công đoàn và của ngành GD&ĐT, vì:

- Xu hướng hoạt động Công đoàn theo ngành nghề tạo sức mạnh của tổ chức Công đoàn vì theo ngành nghề CĐ mới sát với người lao động, nắm bắt sâu đặc thù nghề nghiệp, tâm lý nghề nghiệp và chế độ đời sống của họ. Tổ chức đoàn thể nào chăm lo bảo vệ được quyền, lợi ích của người lao động thì người lao động gắn bó với tổ chức đoàn thể, đó cũng chính là sức mạnh của đoàn thể.

Công đoàn theo ngành nghề thì công tác vận động, tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động sẽ sát, thiết thực và hiệu quả với người lao động, được người lao động hưởng ứng.

Công đoàn theo ngành nghề tạo sự gắn bó chặt chẽ với chuyên môn từ cơ sở đến Trung ương, sự phối hợp này tạo thuận lợi và mang tính chiều sâu trong hoạt động Công đoàn.

- Đối với ngành Giáo dục, quản lý Nhà nước có 4 cấp: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và các đơn vị giáo dục, ở mỗi cấp có tổ chức Công đoàn đồng cấp để tham gia quản lý, chăm lo bảo về quyền lợi CBGV-NV, thực hiện công tác vận động CBGV-NV của cấp mình. Phòng GD&ĐT quận, huyện là cấp quản lý nhà nước về giáo dục, phải có Công đoàn Giáo dục cấp quận, huyện như một lực lượng song hành để thực hiện quản lý ngành và tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động cũng như chăm lo xây dựng đội ngũ CBGV-NV cấp quận, huyện.

Do vậy đề nghị trong Đại hội Công đoàn Việt Nam khóa XI sắp tới không nên đưa ra bàn về mô hình Công đoàn Giáo dục quận, huyện nữa. Trong các năm qua, sự tồn tại của Công đoàn Giáo dục quận, huyện và mô hình quản lý như hiện nay đã định hình, được thực tế chấp thuận như sự đương nhiên.

Tổng kết Hội thảo PGS.TS Trần Công Phong - Chủ tịch CĐGD Việt Nam đã nhấn mạnh Hội thảo lần này tập trung góp ý sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam về vấn đề tồn tại hay không tồn tại CĐGD cấp huyện, đồng chí kết luận:

1. Tất các ý kiến phát biểu và các tham luận đều nhất trí cần có CĐGD cấp huyện để trực tiếp quản lý Công đoàn các trường trên địa bàn do phòng GD&ĐT quản lý. CĐGD cấp huyện chịu sự lãnh đạo của tổ chức Đảng phòng GD&ĐT cấp huyện là phù hợp nhất.

2. Phương án CĐGD cấp huyện trực thuộc LĐLĐ huyện hay CĐGD tỉnh, dù theo mô hình nào cũng cần quy định rõ hơn về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, biên chế, tài chính, cơ chế hoạt động,… đối với CĐGD cấp huyện thông qua Điều lệ, hướng dẫn thực hiện Điều lệ và những văn bản khác.

3. Thực hiện theo phương án nào, mô hình nào thì Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nên chỉ đạo thự hiện thí điểm, đúc rút kinh nghiệm trước và sẽ triển khai thực hiện sau. CĐGD Việt Nam đề xuất phương án tổ chức thí điểm CĐGD cấp huyện trực thuộc CĐGD tỉnh.

Được biết, cùng ngày (chiều 24/9/2012) Ban Thường vụ CĐGD Việt Nam cũng đã họp và thông qua các văn bản gửi Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn ngành giáo dục với nội dung dựa các kết luận của hội thảo.

Thay mặt Ban Thường vụ CĐGD Việt Nam và thay mặt các đồng chí chủ trì Hội thảo, đồng chí Trần Công Phong cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và quý vị đại biểu về dự Hội thảo. Mong muốn các đồng chí đại diện Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam tham dự hôm nay ghi nhận, đề xuất nguyện vọng của đại biểu đã phát biểu đến Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam. Kính mong đại biểu quan tâm hơn, phối hợp tốt hơn để giúp Công đoàn Giáo dục có cơ cấu tổ chức ổn định, phát triển hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành Giáo dục.

Ban Tuyên giáo – Nữ công, CĐGD Việt Nam

Nguồn  http://congdoangdvn.org.vn/index.aspx?def=556&ID=1167

Bình luận